100.000 đồng chưa đủ để mua nước lọc

Theo bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát rất căng thẳng, bình quân mỗi chiến sĩ phụ trách 70 km quốc lộ, nhưng việc bồi dưỡng ca trực chỉ đủ "mua thêm cái bánh mỳ".

Ngày 2/12, Chính phủ họp cho ý kiến về sử dụng khoản tiền phạt của CSGT. Theo Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, năm 2013, số tiền phạt CSGT thu được là hơn 2.000 tỷ đồng, cần có cơ chế tiếp tục bồi dưỡng cho cảnh sát làm việc trong ngày nghỉ, ngoài giờ... Đề xuất này được một số thành viên Chính phủ đồng thuận.

Trước đây, 70% tiền thu phạt được trích cho công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, 30% còn lại cho thanh tra giao thông, ủy ban an toàn giao thông địa phương... nhưng theo quy định mới, từ ngày 1/7/2013 toàn bộ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách nhà nước. Do đó, ông Thăng đề nghị Bộ Tài chính sớm có biện pháp giải quyết tình trạng này.

Ngoài giờ làm việc hành chính, hiện tại mỗi ca trực của chiến sĩ CSGT được 100.000 tiền bồi dưỡng.Ảnh: Bá Đô
Ngoài giờ làm việc hành chính, hiện tại mỗi ca trực của chiến sĩ CSGT được 100.000 tiền bồi dưỡng.Ảnh: Bá Đô

Ngoài giờ làm việc hành chính, mỗi ca trực của CSGT được 100.000 tiền bồi dưỡng. Ảnh: Bá Đô.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, do thiếu lực lượng tuần tra nên nếu chia bình quân, mỗi cảnh sát giao thông phải phụ trách 70 km quốc lộ.

"Đứng một chỗ không được, cảnh sát phải tuần tra rất căng thẳng. Nhiều khi dự luận hiểu không rõ, tưởng phạt nhiều cảnh sát giao thông được nhưng số tiền này, theo quy định phải nộp về Bộ Tài chính. Mỗi ca trực anh em cũng chỉ đủ mua thêm cái bánh mỳ", Bộ trưởng Quang nói.

Theo người đứng đầu ngành công an, hiện nay có nhiều tỉnh phạt nhiều nhưng thu ít; trong khi Hà Nội, TP HCM phạt rất nhiều, có những năm mấy trăm tỷ đồng nhưng chi phí không đến. "Nếu chuyển tiền phạt về Bộ Công an cân đối, điều hòa sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng, Chính phủ quan tâm xử lý", ông Quang đề xuất.

Bộ trưởng Quang chia sẻ, nếu cảnh sát nào có ca trực, phải đi tuần tra, kiểm soát thì được bồi dưỡng, làm vậy sẽ giảm được bớt tiêu cực. Phần tiền còn lại sẽ thực hiện theo cơ chế khoán mua xăng xe, điện thoại, trang bị thêm camera, xe tuần tra... phục vụ kiểm soát giao thông.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đang nghiên cứu theo hướng số tiền phạt nêu trên vẫn để lại địa phương 30%, còn 70% đưa lên Trung ương và chi cho công an.

Về nội dung này, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông, Công an tăng cường kiểm soát tuần tra, đảm bảo an toàn giao thông. Riêng tiền phạt, như đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Công an, nếu cần thông tư hướng dẫn thì phải làm sớm.

đffgd
Theo ông Tuyên, cảnh sát giao thông cấp bậc trung úy, thiếu úy hiện được 5-6 triệu đồng mỗi tháng. Ảnh: Bá Đô.

Trao đổi với VnExpress, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cho biết,  trước đây, theo Nghị định 89, tiền bồi dưỡng cho các chiến sĩ được trích từ tiền phạt vi phạm giao thông, nên người cao nhất được 1,5 triệu và thấp nhất được được 700.000 đồng một tháng.  Tuy nhiên, quy định này đã bị cắt từ năm 2011 vì nhiều lý do.

Theo người đứng đầu lực lượng Cảnh sát giao thông, căn cứ vào Nghị định 137 mới đây, "mỗi ca trực đêm của chiến sĩ được thêm 100.000 đồng, số tiền này chưa đủ để mua nước lọc".

"Hiện nay, cấp bậc thiếu úy, trung úy cũng chỉ được 5 - 6 triệu đồng, không đủ tiền xăng xe, đi lại... huống chi là việc nuôi vợ nuôi con và đủ sức để tuần tra, kiểm soát. Lực lượng cảnh sát giao thông mong nhận được sự ủng hộ chia sẻ của người dân và Chính phủ", vị Cục trưởng Cục CSGT nói.

Related

Tin tức 3830048447595034109

Đăng nhận xét

Tin mới nhất

item